Những đặc tính cơ bản của đá xanh (bluestone) Thanh Hóa

Hôm nay đã mỹ nghệ Ninh Bình xin gửi tới các bạn một số đặc tính cơ bản của đá xanh Thanh Hóa
Đá là tổ hợp có quy luật của các loại khoáng vật. Các loại đá được phân loại theo thành phần khoáng vật, nguồn gốc thành tạo. Theo nguồn gốc thành tạo có thể phân ra: macma, đá trầm tích và đá biến chất.

Đá mácma hay đá magma là những loại đá được thành tạo do sự đông nguội của những dung thể magma nóng chảy được đưa lên từ những phần sâu của vỏ Trái Đất. Quá trình đông nguội có thể tạo ra các đá có các khoáng vật kết tinh rõ ràng hoặc không kết tinh tùy thuộc vào môi trường mà khối magma đông nguội, và dựa vào đó người ta ta phân ra: đá xâm nhập và phun trào. Macma này có thể có nguồn gốc từ manti của Trái Đất hoặc từ các loại đá đã tồn tại trước đó bị nóng chảy do các thay đổi nhiệt độ áp suất cực cao. Trên 700 loại đá mácma đã được miêu tả lại, phần lớn trong chúng được tạo ra gần bề mặt lớp vỏ Trái Đất.


Đá trầm tích là một trong ba nhóm đá chính (cùng với đá mácma và đá biến chất) cấu tạo nên vỏ Trái đất và chiếm 75% bề mặt Trái đất. Khi điều kiện nhiệt động của vỏ trái đất thay đổi như các yếu tố nhiệt độ nước và các tác dụng hoá học làm cho các loại đất đá khác nhau bị phong hoá, vỡ vụn. Sau đó chúng được gió và nước cuốn đi rồi lắng đọng lại thành từng lớp. Dưới áp lực và trải qua các thời kỳ địa chất, chúng được gắn kết lại bằng các chất keo thiên nhiên tạo thành đá trầm tích.

Đá biến chất được hình thành từ sự biến tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí cả từ đá biến chất có trước, do sự tác động của nhiệt độ, áp suất cao (nhiệt độ lớn hơn 150 đến 200 °C và áp suất khoảng trên 1500 bar[1]) và các chất có hoạt tính hoá học, gọi là quá trình biến chất.
Các chất có hoạt tính hoá học thường gặp nhất là nước và axit cacbonic thường xuyên có trong tất cả các loại đất, đá. Tính chất của đá biến chất do tình trạng biến chất và thành phần của đá trước khi bị biến chất. Dưới sự tác động của các tác nhân biến chất, các thành phần của đá có thể tái kết tinh ở trạng thái rắn và sắp xếp lại. Tác dụng biến chất không những có thể cải biến cấu trúc của đá mà còn làm thay đổi thành phần khoáng vật của nó.


Trong quá trình biến chất do tác động của áp lực và sự tập hợp nhiều loại kết tinh nên đá biến chất thường rắn chắc hơn đá trầm tích; nhưng đá biến chất từ đá mácma thì do cấu tạo dạng phiến mà tính chất cơ học của nó kém đá mácma.


Các đá biến chất chiếm phần lớn trong lớp vỏ của Trái Đất và được phân loại dựa trên cấu tạo, và thành phần hóa học và khoáng vật hay còn gọi là tướng biến chất. Chúng có thể được tạo ra dưới sâu trong lòng đất bởi nhiệt độ và áp suất cao hoặc được tạo ra từ các quá trình kiến tạo mảng như va chạm giữa các lục địa, và cũng được tạo ra khi khối mác ma có nhiệt độ cao xâm nhập lên lớp vỏ của Trái Đất làm các đá có trước bị biến đổi.

Về thạch học, Bluestone được hiểu là một loại đá vôi cứng có nguồn gốc từ đá trầm tích, là kết quả của quá trình tích tụ của vô số các loại huệ biển (được tạo thành từ xác vô cơ của các loại động vật và thực vật sống trong nước biển). Bluestone được kết tinh bởi các lớp vi tinh thể chứa carbone rất mịn tạo nên màu xanh cho đá.

Thành phần chính của đá bluestone bao gồm:
+ Hydrate Đồng(II) sulfate
+ chanxeđon
+ sulfide of sodium aluminium silicate
+ lazurit
+ ....

Theo các nghiên cứu và phân tích của Viện khoa học kĩ thuật xây dựng CSTC (Bỉ), Bluestone Thanh Hóa, Việt Nam có độ cứng cao, chịu được thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ âm và ít thấm nước (0.04%). Vì vậy, Bluestone Việt Nam có thể được gia công thành nhiều thành phẩm khác nhau như đục nhám, băm, mài cát, phun lửa... rất phù hợp cho sân vườn, lối đi, vỉa hè... hay những hạng mục điêu khắc ngoài trời.
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Lăng mộ đá - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger